Nêu ý kiến về thời hạn sử dụng chung cư khi thảo luận về luật Nhà ở sửa đổi chiều 26.10,ạitranhluậnvềthờihạnsởhữunhàchungcưomega 3 6 9 đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, cho biết dự thảo luật tại chương 5 xác định nhà chung cư phải có thời hạn, xác định theo hồ sơ thiết kế và thời hạn sử dụng thực tế.
Nhưng theo ông Hạ, luật còn chưa quy định rõ về vấn đề này. Lý do các kết cấu vật liệu không thể tồn tại vĩnh cửu, nên nhà phải có thời hạn sử dụng. Thực tế khi sửa chữa các nhà chung cư cũ xây chỉ 5 - 7 tầng nhưng rất khó khăn. Bảo dân đóng góp để sửa thì cũng rất khó.
"Toàn bộ chung cư chủ yếu là nhà cao tầng, mấy chục tầng, chịu tác động tự nhiên rất lớn, nhất là khu vực nền đất yếu. Tuổi thọ của nó như thế nào? Cấp sổ đỏ cũng vậy, nếu thỏa thuận giữa người mua và chủ đầu tư có thời hạn thì cấp giấy sở hữu có thời hạn, hết thời hạn thì giao nhà đầu tư. Phải quy định rõ chung cư phải có thời hạn sử dụng", ông Hạ nói và đề nghị công khai, minh bạch cho người dân được rõ.
Đại biểu đoàn Quảng Nam cũng cho rằng, chung cư 50 năm, 70 năm, 90 năm giá mua khác nhau. Hiện, các chung cư cũ chủ yếu là người không chuyển đi được hoặc không có điều kiện. Có những nhà 4 - 5 hộ ở trong một cái chung cư hơn 100 m2, nếu bảo đóng góp để phá dỡ xây dựng cái mới thì rất khó giải quyết, thỏa thuận.
Cũng theo đại biểu Tạ Văn Hạ, quy định rõ giúp người dân có đầy đủ thông tin khi giao dịch, chuyển nhượng, mua bán, đảm bảo cao nhất lợi ích cho họ.
Về nhà ở xã hội, đại biểu Hạ cho rằng cần nghiên cứu thêm về loại nhà ở xã hội ưu đãi cho người lao động thu nhập thấp có thể mua được. Các loại nhà ở xã hội còn lại nên cho thuê để không chồng chéo, lẫn lộn về quyền sở hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo, sửa chữa sau này. Theo ông Hạ, nếu không quy định thì sau này sẽ phức tạp tương tự như vấn đề của chung cư mini, có thể xảy ra những điều đáng tiếc.
Tránh "nhà không còn, quyền sử dụng đất vẫn còn"
Đồng tình với đại biểu Hạ, đại biểu Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, đoàn Hà Nội) cho rằng, "nếu không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư thì trong tương lai, toàn nhà chung cư cao tầng, nhất là các đô thị lớn không cách nào xử lý, rất bức xúc cho con cháu chúng ta".
Theo ông Cường, quy định thời hạn ảnh hưởng ngay cho người tiêu dùng vì cùng một tòa nhà, thiết kế, độ bền như nhau nhưng nếu mang ra bán thì giá nhà có thời hạn là vừa phải, nhưng nhà không thời hạn giá rất cao. Trong khi phần tiền chênh lệch này không phải người mua nhà được hưởng lợi mà chỉ có nhà đầu tư hưởng.
"Khi chung cư đó hết hạn phải phá đi, thì người mua nhà vẫn phải đóng tiền để xây dựng lại. Người mua có thời hạn muốn mua nhà mới cũng phải đóng tiền. Nói cách khác, quyền lợi như nhau nhưng người bỏ tiền ra chỉ vì cái danh 'sở hữu không thời hạn' sẽ phải trả tiền nhau", ông Cường nêu.
Về phương án không quy định thời hạn sở hữu trong dự thảo luật lý giải là vì dư luận không đồng tình, theo ông Cường, không thể vì chuyện dư luận chưa đồng tình mà bỏ qua lợi ích chính đáng của người dân, khách hàng.
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, dự thảo luật Đất đai nói sở hữu đất không thời hạn, nhưng luật Đất đai cũng đang sửa. Theo đó, cần sửa theo hướng thời hạn sử dụng với chung cư nên có thời hạn, thuê trả tiền một lần theo tuổi thọ và thời hạn công trình.
"Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, không xảy ra tình trạng nhà hết thời hạn rồi, quyền sở hữu đất còn nhưng nhà không còn. Tóm lại, tôi đề nghị nên quy định sở hữu chung cư có thời hạn", đại biểu Cường nhấn mạnh.