TheókhănbủavâynhàmạngTrungQuốcởchâuÂ11 beto Reuters, Bộ Nội vụ Đức đề xuất các biện pháp buộc nhà khai thác viễn thông Đức loại bỏ các thành phần quan trọng từ những nhà cung cấp Trung Quốc khỏi mạng, bao gồm cả Huawei và tập đoàn ZTE, trước năm 2026.
Vào 4 năm trước, Đức tuyên bố không loại bỏ Huawei bất chấp áp lực từ Mỹ. Vì vậy nếu đề xuất mới được thông qua sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn ở Đức. Trước đó, một số quốc gia khác ở châu Âu, bao gồm Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Estonia, Latvia và Litva đã cấm Huawei tham gia mạng 5G.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD của Đức hồi đầu tháng 9 qua, Phó chủ tịch truyền thông doanh nghiệp Huawei Đức Carsten Senz khẳng định người tiêu dùng Đức đã sử dụng công nghệ của công ty trong nhiều năm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề bảo mật nào.
Theo SCMP, Huawei phản đối việc chính trị hóa việc đánh giá an ninh mạng và cảnh báo lệnh cấm sẽ khiến nhà khai thác viễn thông cũng như người tiêu dùng Đức phải chịu chi phí cao hơn.
Liên minh châu Âu (EU) cũng kêu gọi thêm nhiều quốc gia thành viên chặn Huawei khỏi mạng 5G. Vào năm 2020, Brussels khuyến nghị các quốc gia thành viên cấm hoặc hạn chế Huawei trong mạng viễn thông 5G, nhưng chỉ 1/3 các nước EU thực hiện theo. Huawei đã tham gia vào quá trình triển khai 5G của châu Âu từ sớm. Năm 2019, gần 60% trong số 50 hợp đồng thương mại 5G toàn cầu của công ty được ký kết với các nhà khai thác mạng châu Âu.
Tuy nhiên, châu Âu phải đối mặt với áp lực gia tăng từ Mỹ sau khi Washington đưa Huawei vào danh sách đen thương mại vào năm 2019 vì lý do an ninh quốc gia. Tiếp theo đó là một loạt động thái bao gồm lệnh cấm sử dụng công nghệ 5G của Trung Quốc ở Mỹ, cũng như các hạn chế thương mại khiến công ty không thể tiếp cận các chip tiên tiến. Mỹ vận động các đồng minh tham gia vào cuộc tẩy chay công nghệ 5G của Trung Quốc, trong đó các quốc gia Five Eyes bao gồm Canada, Anh, Úc và New Zealand cũng cấm công ty Trung Quốc tham gia mạng 5G. Theo Financial Times, Bồ Đào Nha cũng đang tìm cách cấm một số thiết bị 5G của Trung Quốc và có thể sẽ thay đổi chính sách.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết Trung Quốc phản đối việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ. Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin khẳng định Trung Quốc sẽ không đứng yên nếu Đức ra lệnh cấm.