Sv88

Phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 sáng 2/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc xem x tỷ lệ cược nhà cái

【tỷ lệ cược nhà cái】Tổng bí thư: Cần thiết thực hiện chế độ tiền lương mới từ giữa năm 2024

Phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 sáng 2/10,ổngbíthưCầnthiếtthựchiệnchếđộtiềnlươngmớitừgiữanătỷ lệ cược nhà cái Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng việc xem xét, cho ý kiến về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024 cần đặt trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, chưa từng có tiền lệ. Khó khăn, thách thức nhiều hơn, lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi và dự báo. Điều này "ảnh hưởng tiêu cực rất nặng nề" đối với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục đối mặt với tác động kép vì yếu tố tiêu cực bên ngoài với nền kinh tế có độ mở cao. Những tồn tại, yếu kém nội tại từ lâu của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ, gay gắt hơn trong quá trình khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 khóa 13, sáng 2/10. Ảnh: Nhật Bắc

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 khóa 13, sáng 2/10. Ảnh: Nhật Bắc

Tổng bí thư đề nghị đại biểu thẳng thắn, chú ý những khó khăn, hạn chế đã và sẽ phải đối mặt như kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ thị trường nước ngoài. Thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn và tiềm ẩn rủi ro.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động nhiều lĩnh vực gặp khó khăn. Sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn sau đại dịch Covid-19. Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hoặc chưa được thực hiện nghiêm minh. Bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc.

Từ những phân tích nêu trên, Trung ương xác định rõ ràng, đúng đắn quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản quan trọng, nhiệm vụ, giải pháp những tháng còn lại năm nay và năm sau.

Tổng bí thư cũng đề nghị Trung ương thảo luận về sự cần thiết, đúng đắn của thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024.

Nghị quyết 27 Trung ương đặt mục tiêu cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp từ 1/7/2021. Hai năm qua, do nhiều tác động bất lợi, đặc biệt là đại dịch Covid-19, lộ trình cải cách đồng bộ chính sách tiền lương đến nay chưa được thực hiện.

Giữa tháng 9, Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, hoàn thiện dự thảo báo cáo trình Quốc hội về lộ trình và phương án cải cách tiền lương. Hiện ngân sách đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong ba năm tới (2024-2026).

Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 11về một số vấn đề chính sách xã hội, Tổng bí thư nói đất nước đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng. Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định và hài hòa hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên mọi miền đất nước được nâng lên.

Việt Nam đi đầu trong giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Chính sách xã hội được hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng, mức hỗ trợ, mở rộng diện bao phủ theo hướng công bằng, tiến bộ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, cơ bản bảo đảm an sinh của người dân; thực hiện tốt chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công. Thể chế thị trường lao động từng bước được hoàn thiện. Việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 8 khóa 13, sáng 2/10. Video: VTV

Hệ thống y tế, giáo dục, an sinh, trợ giúp xã hội tiếp tục được kiện toàn và mở rộng. Quy mô, năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được nâng lên. Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội được Nhà nước ưu tiên đầu tư, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia của toàn xã hội...

Để thực hiện được mục tiêu Đại hội 13 của Đảng đề ra, Tổng bí thư yêu cầu Trung ương cần tập trung thảo luận về tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; sự cần thiết, đúng đắn việc ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về vấn đề đặc biệt quan trọng này.

Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị đại biểu nghiên cứu thật kỹ, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, sát hợp với tình hình và cho ý kiến về sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành Nghị quyết mới và nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị quyết về "Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc".

Vềxây dựng đội ngũ trí thứcđáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, Tổng bí thư nhấn mạnh trong mọi thời đại và ở bất cứ quốc gia nào, đội ngũ trí thức luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc.

Thế giới ngày nay đứng trước nhiều thời cơ và thách thức dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trí tuệ nhân tạo và một số thành tựu công nghệ mới có khả năng thay thế con người, tạo ra khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ.

Bối cảnh này đòi hỏi Việt Nam phải phát triển mạnh mẽ vai trò và đóng góp của trí thức - nguyên khí quốc gia, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa 11 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Tổng bí thư yêu cầu tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, khó khăn, thách thức phải vượt qua để chủ động từ sớm, từ xa, trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc...

Đại biểu dự hội nghị Trung ương 8 khóa 13, sáng 2/10. Ảnh: Nhật Bắc

Đại biểu dự hội nghị Trung ương 8 khóa 13, sáng 2/10. Ảnh: Nhật Bắc

Về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa 14, Tổng bí thư nói Đảng luôn xác định cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, đất nước và chế độ. Quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa quan trọng, cơ sở để làm tốt đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.

Ngày 7/7, Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch 17 về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14, nhiệm kỳ 2026-2031. Kế hoạch xác định rõ quan điểm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, cơ cấu, đối tượng và độ tuổi, quy trình giới thiệu, phê duyệt quy hoạch, hồ sơ nhân sự, số lượng phát hiện giới thiệu đưa vào quy hoạch...

Tổng bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14.

Hội nghị Trung ương 8 dự kiến làm việc đến 8/10.

Viết Tuân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap