Sv88

Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. leo messi

【leo messi】Trung Quốc

Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. Ảnh: Liu Zhongjun/China News Service

Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. Ảnh: Liu Zhongjun/China News Service

Lượng phát thải

Năm 2021, Trung Quốc thải 14,3 tỷ tấn CO2 tương đương (CO2e - đơn vị đo tất cả các khí nhà kính), theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam. Điều này khiến Trung Quốc trở thành nước phát thải lớn nhất thế giới hiện nay, dù khi tính cả lượng phát thải trong lịch sử, nước này vẫn xếp sau Mỹ. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), không có "con đường hợp lý" nào để duy trì mức ấm lên ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Paris 2015 - mà không có Trung Quốc.

Nguồn phát thải

Than đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải CO2 của Trung Quốc vì có vai trò lớn trong sản xuất điện. Gần 50% lượng khí thải CO2 đến từ ngành điện, trong khi đó, khoảng 60% sản lượng điện của nước này vẫn phụ thuộc vào than, theo IEA. Công nghiệp chiếm khoảng 36% lượng khí thải carbon, vận tải chiếm 8% và xây dựng khoảng 5%.

Trung Quốc đang phát triển bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo với tốc độ kỷ lục, đặc biệt là điện mặt trời. Hiện tại, nước này nhắm mục tiêu lắp đặt 230 GW điện gió và mặt trời trong năm nay, hơn gấp đôi công suất lắp đặt ở Mỹ và châu Âu cộng lại.

Đến nay, công suất bổ sung đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu đang ngày càng tăng. Công suất bổ sung, bao gồm cả thủy điện, dự kiến giúp Trung Quốc giảm lượng phát thải carbon vào năm 2024.

Các mục tiêu khí hậu của Trung Quốc

Năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết nước này đặt mục tiêu đưa lượng phát thải carbon đạt đỉnh trước cuối năm 2030, và đạt trung hòa carbon trước cuối năm 2060. Năm 2021, ông Tập Cận Bình cam kết tạm dừng cấp vốn và xây dựng các nhà máy than mới ở nước ngoài, đồng thời đưa ra kế hoạch 5 năm mới với những mục tiêu năng lượng và carbon quan trọng.

Trung Quốc cam kết giảm hơn 65% lượng khí thải carbon trên mỗi đơn vị GDP từ năm 2005 và đặt mục tiêu mới về công suất lắp đặt điện gió và mặt trời là hơn 1.200 GW vào năm 2030. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), tính đến năm 2021, nước này đã có công suất lắp đặt 1.056 GW, bỏ xa vị trí thứ hai là Mỹ với chỉ 345 GW.

Tháng 11, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch kiểm soát lượng khí thải methane, dù không đưa ra mục tiêu cụ thể. Nước này vẫn chưa ký cam kết toàn cầu mà Mỹ và Liên minh châu Âu đưa ra nhằm cắt giảm methane, loại khí có tuổi thọ ngắn hơn CO2 nhưng gây hại nhiều hơn.

Thu Thảo(Theo AFP)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap