Hội thảo khoa học chủ đề "Giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn" do Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức ngày 31.10 tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) thu hút nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa,ậnthứcmớivềdisảnvănhóatriềuNguyễgái dâm lịch sử tham gia với 20 bài tham luận tập trung bàn về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản thời Nguyễn.
Văn hóa triều Nguyễn "ăn sâu" trong đời sống Huế
Nhiều tham luận đi sâu phân tích các giá trị tiêu biểu của văn hóa thời Nguyễn, ảnh hưởng của văn hóa thời Nguyễn đến con người Huế, đặt vấn đề về phát huy giá trị to lớn của văn hóa Huế để hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội...
TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho rằng qua bao thăng trầm lịch sử, cố đô Huế còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình, hệ thống cung điện, đền đài, lăng tẩm, phủ đệ… Đến nay, nhiều thế hệ người Huế vẫn gắn liền và kết nối với những hiện vật, nét văn hóa đó trong đời sống tinh thần, trong nếp sinh hoạt hằng ngày. Những giá trị lịch sử này chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của Huế, nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch của cả nước...
Bàn về di sản văn hóa triều Nguyễn trên đất Huế, PGS-TS Nguyễn Văn Đăng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế), khẳng định những nét rất riêng về tôn giáo, tín ngưỡng, các món ăn, trang phục, sắc màu trang trí… của người Huế từ xa xưa vẫn tồn tại, gắn liền trong đời sống ngày nay. Họa tiết ngũ sắc được thể hiện trên các đồ vật như lư hương, chén, đĩa, khay trà; hay các họa tiết trang trí pháp lam xuất hiện trong các cung điện triều Nguyễn vẫn được nhiều gia đình người Huế hiện đại sử dụng. "Điều quan trọng nhất và cũng dễ thấy là di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế mang đậm tính chất cung đình triều Nguyễn, tính bác học hòa quyện với tính dân gian của vùng đất miền núi Ngự sông Hương…", PGS-TS Nguyễn Văn Đăng nhận định.
Văn hóa triều Nguyễn "ăn sâu" trong đời sống của người Huế còn được PGS-TS Đỗ Bang, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, lý giải qua góc nhìn từ gia đình, dòng họ, luôn giữ được bản sắc văn hóa của vùng đất kinh đô…
Cần nghiên cứu bài bản và sâu rộng
Theo thời gian, những thách thức cũng lộ diện trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa, di tích. Đó là thực trạng nhiều công trình trùng tu, tôn tạo sai với di tích gốc, chủ yếu do việc nghiên cứu tiền thi công chưa được chu đáo như thiếu tư liệu (thành văn và hình ảnh) để đối chứng, thiếu chuyên gia phản biện thực thụ… Chủ nhân của nhiều cổ vật, tư liệu, di sản thuộc hình thức sở hữu phi nhà nước do khó khăn về tài chính nên cũng chưa giữ gìn, phát huy giá trị di sản. Nhiều tư liệu, sách vở quý hiếm, nhất là các tủ sách, thư viện gia đình cũng chưa được bảo vệ tốt, bị hư hại do thiên tai, côn trùng phá hoại hay thất thoát do mua bán trái phép…
Theo TS Trần Đức Anh Sơn, cần thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về di sản văn hóa thời Nguyễn một cách bài bản và sâu rộng đến người dân, du khách và đặc biệt là thế hệ trẻ. TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế, khi bàn về giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn cũng đặt vấn đề ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa. Ông cho rằng, cần chú trọng xây dựng phẩm chất giá trị con người Huế bằng cách chắt chiu xây dựng những cử chỉ, hành động đẹp trong cuộc sống, biết xây dựng những nét đẹp văn hóa gia đình…
Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã phân tích, nêu bật một số nhận thức mới về giá trị văn hóa thời Nguyễn. TS Phan Tiến Dũng cho rằng, đội ngũ trí thức, nghệ nhân tập trung tại kinh đô Huế là những người biểu trưng cho đỉnh cao trí tuệ dân tộc trong một xã hội truyền thống, đóng góp các giá trị để lại hôm nay. PGS-TS Nguyễn Văn Đăng khẳng định: "Huế trở thành một vùng văn hóa đặc sắc của VN với những thành tựu nổi bật được phát triển đến đỉnh cao do những yếu tố cấu thành trong thế kỷ 19, và từ đó các sắc thái của văn hóa Nguyễn trên đất Huế có sức lan tỏa khắp cả nước".
Ở góc độ hội tụ văn hóa, PGS-TS Nguyễn Văn Mạnh đánh giá Huế là một địa phương có sự giao lưu đa dạng trong tiến trình lịch sử dân tộc, nên vùng đất này chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc. TS Trần Văn Dũng, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Thừa Thiên-Huế, đặt vấn đề bảo tồn phủ đệ của ông hoàng, bà chúa "chính là bảo tồn bản sắc Huế - kinh đô cuối cùng của chế độ quân chủ VN, bên cạnh những di sản đặc sắc khác"... Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại rất đồ sộ, vừa phong phú về loại hình vừa chứa đựng nhiều giá trị quý báu (về lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghệ thuật, khoa học, kinh tế). Vì vậy, cần có hướng tiếp cận mới để những di sản ấy thực sự phát huy giá trị trong đời sống.